Danh sách bài viết

Tìm thấy 21 kết quả trong 0.54795718193054 giây

Tặng động cơ ô tô, robot hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tiếp nhận 7 động cơ ô tô, 2 robot hàn do Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO Group) tài trợ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Điện thoại di động có hại cho thai nhi

Y tế - Sức khỏe

Bức xạ từ điện thoại di động trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thại nhi và thậm chí có thể gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, theo nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ.

Tiếng ồn giao thông khiến trẻ tăng động

Y tế - Sức khỏe

Những đứa trẻ sống gần những con đường ầm ĩ luôn đối mặt với nguy cơ tăng động và giảm khả năng chú ý, một nghiên cứu cho thấy.

Phát hiện "gene bạo lực" khiến trẻ nghiện game

Y tế - Sức khỏe

"Gene bạo lực" đã biến một số thanh thiếu niên trở thành những kẻ nghiện chơi điện tử và cũng có thể liên quan đến sự phát triển hội chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, theo một nghiên cứu mới.

Những loại nội tạng nên ăn

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay chúng ta ít ăn nội tạng động vật, thậm chí né tránh vì sợ chúng không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên gan, tim và lưỡi lại mang tới lợi ích lớn cho cơ thể.

Tìm ra chìa khóa về sự bất tử từ vi khuẩn sống cách đây 3,5 triệu năm

Y tế - Sức khỏe

Hồi năm 2009 các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra 1 loài vi khuẩn đang sống khỏe mạnh trong tầng đóng băng vĩnh cửu tại Siberia từ cách đây 3,5 triệu năm.

Những "nhân tố bí ẩn" giúp người tăng động trở thành thiên tài

Y tế - Sức khỏe

Chúng ta ai cũng có lúc bước vào phòng để tìm kiếm thứ gì đó, nhưng rồi lại quên mất chúng ta đang muốn tìm thứ gì.

Ăn nội tạng động vật như thế nào để không phải nhập viện?

Y tế - Sức khỏe

Nội tạng động vật không nguồn gốc, không được chế biến an toàn sẽ gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nội tạng động vật cũng là loại đồ ăn chứa nhiều dinh dưỡng.

ADHD có phải là lợi thế của bộ tộc du cư?

Sinh học

Theo một nghiên cứu mới, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể có ích đối với nhóm người du cư Kenya. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng phiên bản gen DRD4 có liên quan đến ADHD giúp các bộ tộc du cư khỏe mạnh hơn nhưng lại g&acirc

Động vật và những điều phi lý ... có thật

Khoa học sự sống

Cá heo tăng động khi ăn cá nóc, kiến ma cà rồng hút máu chính con mình… là những điều phi lý có thật ở động vật.

Phát hiện con tài năng sau nhiều năm ngỡ bị tăng động

Giáo dục và đào tạo

AnhChị Niki Wickham, 26 tuổi, từng tuyệt vọng vì con trai 5 tuổi thông minh nhưng khó kiểm soát hành vi, hay la hét và xô ngã bạn bè.

Lươn sông Thames bị tăng động vì nước chứa đầy cocaine

Sinh học

Những con lươn sống trong sông Thames nổi tiếng ở thủ đô London, Anh đang trở nên tăng động do dòng nước chứa đầy chất ma túy.

Không chỉ giải trí, game giờ được công nhận như thuốc chữa bệnh

Y tế - Sức khỏe

EndeavorRx là game được thiết kế nhằm thử thách não bộ trẻ em đang điều trị rối loạn tăng động

Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc

Y tế - Sức khỏe

Nội tạng động vật thực sự là một món ăn phổ biến, mặc dù nội tạng chế biến thành món ăn tốt cho sức khỏe, nhưng ăn sai cách lại sinh bệnh, dưới đây là 3 cách ăn nội tạng an toàn.

Điều trị hội chứng tăng động bằng... trò chơi điện tử

Y tế - Sức khỏe

Phòng thí nghiệm tương tác Akili đã thiết kế một trò chơi điện tử để chữa trị cho trẻ em bị tăng động (ADHD).

Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người

Khoa học sự sống

Có loài cá trở nên “tăng động” hơn và cũng có những loài cá thay đổi cả hành vi giao phối do hấp thụ phải những hóa chất do con người thải ra theo đường cống xuống đại dương.

Vì sao đừng mong thoát khỏi những con gián

Khoa học sự sống

Nhân loại không thể thoát khỏi gián vì gen của những loài côn trùng này "ghi nhớ" quá nhiều chất độc - ông Ilya Gomyranov, Thư ký báo chí của Bảo tàng Động vật học MGU nói với Sputnik.

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Bắc Ninh

Trái đất và Địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa[2]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho[3]. Con người Bắc Ninh với truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ[4][5][6]. Bắc Ninh có định hướng trở thành vùng đô thị lớn: Văn hiến, văn minh, giàu bản sắc (của văn hóa Kinh Bắc), hiện đại, sinh thái và bền vững, trên nền tảng kinh tế trí thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sống tiện nghi, trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân[6]. Đến năm 2020, Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I, trở thành TP trực thuộc Trung ương[7]. Điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp các KĐT, KCN cũ theo hướng hiện đại, bền vững, gắn chương trình phát triển nông thôn mới với lộ trình phát triển đô thị toàn tỉnh theo phương châm "Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn".

Đề số 5 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là do A. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km. Câu 2: Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp Hoa Kì có sự thay đổi A. giảm tỉ trọng công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại. B. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống. C. giảm tỉ trọng công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại. D. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại. Câu 3: Cho bảng số liệu TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào đúng với số liệu? A. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư – nghiệp có xu hướng tăng. C. Tỉ trọng ngành dịch vụ luôn tăng và lớn nhất qua các năm. D. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng đồng đều qua các năm. Câu 4: Yếu tố nào sau đây được xem là cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển? A. Vị trí địa lý của các quốc gia nằm cạnh nhau. B. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. C. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng. D. Các quốc gia Đông Nam Á có dân số đông, nhiều dân tộc. Câu 5: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. các khối núi và cao nguyên B. địa hình thấp và hẹp ngang C. bốn cánh cung lớn  D. núi cao và đồ sộ nhất nước ta. Câu 6: Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi A. Trường Sơn Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc Câu 7: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Dãy Pu Đen Đinh B. Cánh cung Sông Gâm C. Dãy Tam Đảo  D. Cánh cung Đông Triều Câu 8: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là A. cát trắng                 B. titan  C. muối biển               D. dầu khí Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có địa hình cao nhất nước ta   B. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên C. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích D. có ba mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam Câu 10: Chính sách dân số một con của Trung Quốc dẫn đến hậu quả A. quy mô dân số giảm  B. thiếu lao động phát triển kinh tế C. mất ổn định về xã hội  D. mất cân đối giới tính Câu 11: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 25, cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt – Lào, ta đi qua  lượt các cửa khẩu A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.   B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y. C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. Câu 12: Cho bảng số liệu Giá trị xuất khẩu hàng hóa và du lịch của một số nước Đông Nam Á năm 2015 (Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Cán cân xuất nhập khẩu của Malaixia là âm B. Giá trị xuất khẩu của Xingapo là lớn nhất C. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam là nhỏ nhất D. Cán cân nhập khẩu của Lào là dương. Câu 13: Căn cứ vào Átlat địa lý Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết hướng vòng cung là hướng núi chính của vùng nào sau đây? A. Tây Bắc B. Trường Sơn Nam  C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 14: Địa hình đồi núi có ý nghĩa gì với phát triển công nghiệp A. miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. B. sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw. C. nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ. D. các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. Câu 15: Quan sát sơ đồ sau: Ghi chú: 1 hải lí = 1852m Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí. Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta? A. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa   B. Lãnh hải C. Nội thủy  D. Vùng tiếp giáp lãnh hải Câu 16: Lãnh hải là A. Vùng có độ sâu khoảng 200m   B. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế C. Vùng biển rộng 200 hải lí  D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là của Biển Đông? A.Tương đối kín                B. Giàu tài nguyên C. Thuộc vùng ôn đới         D. Vùng biển rộng Câu 18: Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A.Vịnh Thái Lan B. Vịnh Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tỉnh nào vừa tiếp giáp với Bắc Trung Bộ vừa giáp với Tây Nguyên? A. Quảng Nam B. Bình Định  C. Quảng Ngãi D. Thừa Thiên – Huế Câu 20: Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã là giới hạn của vùng núi nào? A. Đông Bắc                     B. Trường Sơn Bắc C. Trường Sơn Nam            D. Tây Bắc Câu 21: Cho bảng số liệu Tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á phân theo khu vực kinh tế năm 2015. Đơn vị: % (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực B. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực C. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực D. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực Câu 22: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: tỉ USD) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2010 – 2015? A. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.  B. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. C. Nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.     D. Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. Câu 23: Cho biểu đồ:  Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của một số quốc gia trên thế giới năm 2015. (Đơn vị: %) Nhận định nào sau đây đúng trong năm 2015? A. Tỉ lệ tử của Trung Quốc cao hơn tỉ lệ tử của Nga B. Tỉ lệ tử của Trung Quốc thấp hơn Nga C. Tỉ lệ sinh của Nga thấp hơn Trung Quốc D. Tỉ lệ sinh của Trung Quốc cao hơn Nga Câu 24: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta A. Tây Bắc – Đông Nam B. Bắc – Nam C. Đông Nam – Tây Bắc  D. Đông – Tây Câu 25: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều B. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. D. các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo. Câu 26: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là A. Chăn nuôi gia súc lớn.    B. nuôi trồng thủy sản. C. Thâm canh, tăng vụ. D. cây trồng ngắn ngày. Câu 27: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là A. tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. C. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. D. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. Câu 28: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây? A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên. B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu, đặt cáp quang ngầm. C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển. D. Cho phép các nước được khai thác các nguồn tài nguyên. Câu 29: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng? A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông. B. Cao ở phía bắc, thấp dần về phía tây. C. Cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông. D. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Câu 30: Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác. B. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. C. đầu tư phát triển công nghiệp nặng. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Câu 31: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm A. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.  B. vùng đất, vùng biển, vùng trời. C. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời  D. vùng đất, bờ biển, vùng núi. Câu 32: Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do A. sức mua thị trường trong nước giảm. B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. C. thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều. D. khủng hoảng tài chính trên thế giới. Câu 33: Cho biểu đồ về cơ cấu xuất nhập khẩu của Thái Lan qua các năm   (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)      Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên? A. Từ năm 2014 – 2015 tỉ trọng xuất khẩu giảm tỉ trọng nhập khẩu tăng. B. Từ năm 2012 – 2013 tỉ trọng nhập khẩu giảm, tỉ trọng xuất khẩu tăng. C. Năm 2014 tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu. D. Năm 2015 tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn tỉ trọng xuất khẩu. Câu 34: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc A. phát triển nền nông nghiệp ôn đới và hàn đới. B. bảo vệ chủ quyền quốc gia. C. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 35: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do A. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển B. các sự cố đắm tàu, tràn vỡ ống dầu. C. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng. Câu 36: Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi? A. Vùng núi Trường Sơn Nam   B. Vùng núi Đông Bắc C. Vùng núi Tây Bắc  D. Vùng núi Trường Sơn Bắc Câu 37: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm A. thúc đẩy sản xuất trong nước. B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. nâng cao chất lượng nguồn lao động D. đẩy mạnh phát triển thương mại. Câu 38: Cho bảng số liệu: Tỷ trọng 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của một số Quốc gia trên thế giới năm 2014 Đơn vị: % (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016)      Để thể hiện cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế của ba nước trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường.         B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ tròn               D. Biểu đồ kết hợp Câu 39: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho A. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc. B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. địa hình nước ta ít hiểm trở. Câu 40: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm nào dưới đây? A. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. D. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.  

Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, xác định các thành phố trực thuộc trung ương tiếp giáp với biển Đông A. Hải Phòng, Huế, TP Hồ Chí Minh  B. Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh  D. Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh Câu 2. Cho biểu đồ Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào chính xác nhất? A. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm nhanh nhất ở giai đoạn 2014-2015 B. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm liên tục qua các năm C. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta liên tục tăng qua các năm D. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm đều qua các năm Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do A. chịu tác động thường xuyên của gió mùa B. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp D. tiếp giáp với biển Đông Câu 4 Cho bảng số liệu Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nước ta qua các giai đoạn Đơn vị (%) ( Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê qua các năm) Nhận định nào sau đây không chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP nước ta 1986-2015? A. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 1986-1991 B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta biển động qua các giai đoạn C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta tăng đều qua các năm D. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 1992-1997 Câu 5. Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là A. Tây Bắc  B. Trường Sơn Nam C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 6. Vấn đề nổi bật nhất trong sử dụng tự nhiên ở châu Phi là: A. phát triển thủy lợi, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên B. đẩy mạnh khai thác khoáng sản để xuất khẩu C. phát huy kinh nghiệm của người dân trong canh tác nông nghiệp D. trồng rừng và bảo vệ rừng Câu 7. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề A. đánh bắt thủy hải sản   B. chế biến thủy sản C. nuôi trồng thủy hải sản D. làm muối Câu 8. Thiên tai nào dưới đây rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta A. Hạn hán                  B. Bão  C. Ngập lụt                  D. Động đất Câu 9. Các nước đang phát triển hiện nay chủ yếu nằm ở A. Nam Bán Cầu B. Đông Bán Cầu C. Bắc bán cầu D. Tây Bán cầu Câu 10 Điểm giống nhau cơ bản của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là: A. nghiêng theo hướng tây bắc-đông nam B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên C. có nhiều khối núi cao, đồ sộ  D. đồi núi thấp chiếm ưu thế Câu 11 Cho biểu đồ sau Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ Latinh Chỉ ra nhận xét chính xác nhất về tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ Latinh A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp    B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều   D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đều Câu 12. Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua A. 17 tỉnh                    B. 18 tỉnh    C. 19 tỉnh                    D. 20 tỉnh Câu 13. Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm A. 85% diện tích lãnh thổ    B. 70% diện tích lãnh thổ       C. 60% diện tích lãnh thổ  D. 75% diện tích lãnh thổ       Câu 14. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. là quá trình đổi mới công nghệ B. Đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí C. Đưa lực lượng sản xuất vào quá trình tự động hóa cục bộ D. Xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao Câu 15. Bùng nổ sân số bắt nguồn từ A. những thay đổi dân số của các nước phát triển B. sự gia tăng dân số ở các nước châu Á C. sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên quá cao ở các nước châu Phi Câu 16. Cơ sở để Mỹ Latinh thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp là: A. có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại    B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú C. có nguồn lao động đông, trình độ cao   D. có cơ sở hạ tầng đồng bộ Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam? A. Đông Triều             B. Hoàng Liên Sơn  C. Pu Sam Sao           D. Pu Đen Đinh Câu 18. Cho bảng số liệu sau: GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mỹ Latinh năm 2004 Đơn vị: tỉ USD (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 11, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP cao nhất và thấp nhất là: A. Mê-hi-cô và Bra-xin  B. Bra-xin và Ác-hen-ti-na C. Ác-hen-ti-na và Mê-hi-cô   D. Mê-hi-cô và Ác-hen-ti-na Câu 19. Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là ranh giới bên ngoài vùng A. tiếp giáp lãnh hải    B. nội thủy    C. độc quyền kinh tế   D. lãnh hải Câu 20. Các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam của nước ta có ở các vùng núi A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc,. B. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam C. Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam D. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng trời nước ta? A. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới B. Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo C. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta D. Được xác định bằng hệ tọa độ địa lí trên đất liền Câu 22 Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở A. Đông Nam Bộ     B. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Nam Trung Bộ       D. Bắc Trung Bộ Câu 23. Theo chiều Tây – Đông, vùng biển nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến A. 102009’Đ-117020’Đ trên biển Đông  B. 101000’Đ-117020’Đ trên biển Đông C. 102009’Đ-109024’Đ trên biển Đông  D. 101000’Đ-109024’Đ trên biển Đông Câu 24 Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta? A. Phân bố ở ven biển  B. Đa dạng sinh học C. Năng suất sinh học cao  D. có nhiều loài cây gỗ quý Câu 25. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang13, liệt kê các đỉnh núi cao trên 2000m ở vùng núi Trường Sơn Bắc A. Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ, Động Ngai     B. Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ C. Pu Hoạt, Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ, Động Ngai  D. Pu Hoạt, Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ Câu 26. Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta gặp nhiều khó khăn do A. thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất)    B. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc C. khan hiếm nước   D. động đất Câu 27. Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long ở điểm A. có diện tích rộng lớn B. địa hình thấp và tương đối bằng phẳng C. được hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông D. có hệ thống đê sông ngăn lũ Câu 28. Cho bảng số liệu Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giai đoạn 2000 – 2005(%) (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2007) Nhận xét nào chính xác nhất về cơ cấu dân số của hai nhóm nước A. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, các nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ B.Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng” C.Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số già D. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, các nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng” Câu 29. Các quốc gia trên thế giới được chia thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, dựa vào A. sự khác nhau về tổng số dân B. sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người C. sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội D. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam A. Lâm Viên               B. Mộc Châu C. Kon Tum                D. Di Linh Câu 31. Nơi phát sinh ra đạo Thiên chúa, đạo Do Thái và đạo Hồi là A. Nam Á                   B. Trung Á C. Đông Nam Á           D. Tây Nam Á Câu 32 Cho bảng số liệu sau GDP theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế ở nước ta Đơn vị: nghìn tỉ đồng (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm thì biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Cột                         B Tròn   C. Đường                     D. Miền Câu 33 Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều B. Trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận được nhiều sỏi, cát trôi xuống D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, cho biết những quốc gia nào có chung biển Đông với Việt Nam A. Mianma, Thái Lan   B. Xingapo, Đông Timo C. Malaixia, Đông Timo D. Philippin, Thái Lan Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết các vịnh biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam? A. Vịnh Hạ Long. vịnh Đà Nẵng, Vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong B. Vịnh Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh C. Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh D. Vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Hạ Long Câu 36. Có nhiều  quốc gia ở nhiều châu lục tham gia là tổ chức liên kết kinh tế nào? A. APEC                       B. ASEAN  C. EU                          D. MERCOSUR Câu 37 Cho bảng số liệu Diện tích đất tự nhiên phân theo vùng ở nước ta đến 31/12/2015 (đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản thống kê, 2017) Cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích phân theo vùng nước ta đến hết 31/12/2015? A. Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất B. Diện tích Đồng bằng sông Hồng nhỏ nhất C. Diện tích Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ D. Diện tích Đông Nam Bộ nhỏ nhất Câu 38. Nước ta có thể giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí A. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng B. nằm ở khu vực đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự C. nằm ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới D. nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương Câu 39. Cho biểu đồ sau Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003 Nhận xét nào sau đây không chính xác về lượng dầu thôi khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới năm 2003 A. Khu vực Trung Á có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất B. Khu vực Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất C. Chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở khu vực Bắc Mĩ lớn nhất D. Khu vực Bắc Mĩ có lượng dầu thô tiêu dùng lớn nhất Câu 40. Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị % Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta? A. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - thủy sản cao thứ hai B. Tỉ trọng khu vực dịch vụ cao, tăng C. Tỉ trọng khu vực công nghiêp-xây dựng tăng D. Tỉ trong khu vực nông-lâm-thủy sản giảm  

6 mối nguy hiểm bạn phải đối mặt khi ăn nội tạng động vật

Y tế - Sức khỏe

Xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.